Thứ Ba, 28 tháng 7, 2009

Những món rau hấp dẫn bé

Những món ăn chế biến từ rau quả dưới đây trông rất bắt mắt với mùi thơm ngon sẽ rất hấp dẫn bé. Mời bạn cùng trổ tài.

Sa lát gà-rau

Nguyên liệu: 1/4 chén mayonnaise ít béo, 1/4 thìa mù tạc, vài giọt nước ép từ củ hành, một ít muối và hạt tiêu, 1 chén thịt gà luộc sơ thái hạt lựu, 1/4 chén cà rốt nạo sợi, 1/4 chén cần tây thái nhỏ, 4 quả cà chua chín, có thể thêm ít bánh quy giòn.

Cách làm:

- Trộn đều mayonnaise, mù tạc, đường, nước ép hành muối và hạt tiêu trong một bạt nhỏ. Lấy một chiếc bát khác, đổ thịt gà, cà rốt và cần tây vào và cũng trộn đều cùng mayonaise.

- Cắt phần đầu của các quả cà chua (bạn chớ bỏ đi mà hãy giữ lại để làm những chiếc nắp xinh xắn). Xúc thịt và các loại rau vào, đậy nắp lại. Có thể cho bé ăn món này kèm bánh quy giòn.

Bột lê rau quả

Nguyên liệu: Hai quả lê chín, 1/4 chén phó mát Pacsma, 3 thìa súp nước ép cam, 1/2 thìa cà phê đường, một ít rau sống.

Cách làm:

Gọt vỏ và bỏ lõi lê rồi xay nhuyễn. Đổ vào bát các nguyên liệu gồm phó mát, nước cam và đường với hỗn hợp lê xay, có thể thêm một ít khoai tây nghiền. Trộn đều cho đến khi hỗn hợp nhuyễn, mượt. Cho bé ăn kèm món này với rau sạch tươi.

Súp cà chua

Nguyên liệu: 1 thìa dầu olive, một nhánh hành thái nhỏ, một củ cà rốt nạo, 2 nhánh tỏi băm, 300 g cà chua xay nhuyễn, 150 g nước luộc thịt gà, 1/2 thìa muối, 1/2 thìa lá thơm thái nhỏ, 1/4 thìa hạt tiêu (có thể không cho nếu bé không thích), 1 thìa giấm ngon, có thể thêm sữa chua.

Cách làm:

- Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho hành vào phi rồi đổ tiếp cà rốt và tỏi vào nấu thêm một phút. Khuấy cà chua đã nghiền với nước luộc gà, muối, rau thơm và hạt tiêu, đun đến khi sôi rồi vặn nhỏ lửa để sôi từ từ 15 phút. Bắc ra, để nguội 10 phút, cho giấm vào khuấy đều.

- Nghiền món súp bằng máy xay rồi đổ vào nồi và đun lại. Có thể cho bé ăn kèm món này với sữa chua nếu thích.

Sự diệu kỳ từ quả táo với sức khỏe

Quả táo to (bình quả) từ lâu đã được coi là một loại quả rất có lợi cho sức khỏe. Từ xa xưa đã lưu truyền câu ngạn ngữ: “Một ngày một quả táo, thầy thuốc không đến nhà” ăn táo được coi là một cách để giữ gìn sức khỏe và nâng cao tuổi thọ.

Thành phần dinh dưỡng

Táo có thành phần dinh dưỡng rất phong phú, đặc biệt là các loại vi chất, sinh tố và acid hoa quả. Trong một quả táo có chừng 30mg ketone, 15% là các chất hydro cacbon và chất keo táo, các loại vitamin A, C và E. Ngoài ra, kali và các chất chống oxy hóa cũng rất phong phú. Lượng canxi trong táo cũng cao hơn mức trung bình trong các loại hoa quả, giúp trung hòa lượng muối dư thừa trong cơ thể.

Acid trong táo có tác dụng ngăn ngừa béo phì nửa thân dưới. Chất xơ trong táo có tác dụng chống táo bón.

Chất keo táo có tác dụng thải loại các chất chì, thủy ngân, man-gan tồn đọng trong đường ruột, điều hòa lượng đồng trong máu, ngăn ngừa hiện tượng tỷ lệ đường huyết tăng vọt hoặc giảm mạnh đột ngột. Với lượng iod nhiều gấp 8 lần trong chuối tiêu và gấp 13 lần trong quýt, táo có thể chống bệnh bướu cổ.

Các thí nghiệm đã cho thấy, người bị bệnh đái tháo đường ăn táo chua sẽ có tác dụng giảm thấp triệu chứng bệnh, người bị bệnh tim mạch và bệnh béo phì thì nên ăn táo ngọt, để trị chứng táo bón có thể ăn táo nấu chín. Ăn táo trước khi đi ngủ sẽ làm cho khoang miệng sạch sẽ, cải thiện công năng thận. Nước ép táo tươi có thể trị ho và khản tiếng.

Táo tươi xay nhỏ nấu chín là món ăn tốt trị chứng khó tiêu cho trẻ em và người cao tuổi. Mỗi ngày ăn một quả táo cả vỏ thì rất có ích trong việc chống các chứng viêm khớp và thiếu máu. Trẻ em hay ăn táo có thể tăng cường trí lực, vì táo được người Trung Quốc mệnh danh là “quả trí nhớ”.

Nếu ăn một quả táo bằng cách nhai kỹ nuốt chậm trong 15 phút thì không chỉ có lợi cho tiêu hóa, mà còn có thể diệt được tới 99% các vi sinh vật có hại trong miệng, thực quản và dạ dày.

Trị bệnh bằng táo

Người ta đã đúc kết một số cách dùng táo để chữa trị các chứng bệnh khác nhau như:

Thiếu máu: ăn táo tươi hàng ngày.

Táo bón: ăn táo tươi xay nhỏ nấu chín.

Viêm ruột kết cấp tính: ăn táo tươi mài thành sợi nhỏ.

Đái tháo đường: ăn nhiều táo chua hàng ngày.

Bệnh tim mạch: ăn nhiều táo ngọt hàng ngày.

Bệnh béo phì giai đoạn đầu: mỗi tuần dành một ngày ăn táo, ăn 1,5kg táo chia làm 6 lần trong ngày.

Bướu cổ: thường xuyên ăn táo.

Bỏng: đắp miếng táo tươi vào vết bỏng nhỏ.

Tiêu chảy nhẹ: táo gọt vỏ, bỏ hạt, xay nhỏ nấu chín. Ngày ăn 4 lần, mỗi lần 100g. Trẻ dưới 1 tuổi thì uống nước táo ép, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần nửa thìa canh.

Buồn nôn khi mang thai: 60g vỏ táo tươi, 30g gạo rang vàng, nấu làm trà uống hàng ngày.

Trẻ ăn không tiêu: một quả táo gọt vỏ cắt lát mỏng, cho vào bát đậy nắp, cho vào nồi hấp cách thủy, nghiền nát cho trẻ ăn.

Huyết áp cao: mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 250g táo tươi.

Cháo ngon cho bé 8 tháng tuổi

Cháo cá quả hạt sen
Cá quả hấp cả con với củ hành khô đập dập cho thơm, sau đó lột da, bỏ xương, chia từng phần cất ngăn đá; đến bữa mang một phần ra thái nhỏ, phi thơm hành khô, trút cá vào xào một lúc, khi được cá thì bỏ vào 1 bát để riêng. cháo nấu sẵn, lấy ra một phần, thêm nước đun cho mềm lại, bỏ thêm 1phần hạt sen (đã hầm và xay nhuyễn chia phần trong ngăn đá), đun cho sôi sục một lúc, hạt cháo tơi và sánh thì trút cá trở lại, đun thêm khi được thì cho chút hành hoa, thì là, tắt bếp cho dầu ăn

Cháo cua bể bí đỏ
Cua luộc kỹ, gỡ thịt, chia phần trong ngăn đá. Khi nấu lấy ra một phần, thái nhỏ; phi thơm hành khô rồi cho thịt cua vào đảo đều (thêm chút chút nước cho khỏi xém nồi), sau đó cho chỗ bí đỏ (đã bào và băm nhỏ) vào xào cùng, một lúc thì cho thêm nước, đun sôi sục sục thì cho cục cháo vào. Khi chín mẹ cháu thêm chút hàng hoa và rau răm (cho khỏi tanh và ko lạnh bụng), cả dầu ăn nữa ạ

Trứng xào cà chua:
- Phi thơm hành khô (hoặc phần trắng của hành hoa), cho cà chua băm nhỏ vào đảo một lúc, thơm lừng, lấy phần lòng đỏ của quả trứng đánh tan ra và trút vào nồi cà chua sốt thơm lừng đấy, ngoáy ngoáy mấy lần, đậy nắp nồi cho trứng chín thêm (yên tâm), đảo đảo mấy cái nữa là được. Bé nào mới ăn sợ chưa quen thì mẹ cho thêm chút nước vào cà chua sốt để trứng cho vào sẽ được mềm hơn, thỉnh thoảng mẹ cho thêm chút thì là, hoặc hành hoa vào món này cho đổi mùi vị (bé lại tưởng món mới)

Cháo gà/thăn lợn nấm hương/nấm rơm/nấm sò
- Thịt gà/thăn lợn băm nhỏ (hòa chút nước lạnh cho khỏi vón
- Nấm sò/hương tươi/nấm rơm rửa sạch, bóp nhẹ cho ra bớt nước, bào nhỏ hoặc băm/thái miếng vừa bé ăn (mẹ nào cẩn thận thì trần qua nước sôi - thực ra trần qua nước sôi vừa để hạn chế ngộ độc vừa giúp khi nấu nấm sẽ ra ít nước hơn)

- Phi thơm hành khô, cho nấm vào đảo đều cho thơm, trút chỗ thịt băm vào đảo cho chín, cho cháo đã hầm nhừ vào (có thể thay cháo bằng bún, mì, phở...), đun đến sôi trở lại là được, có thể thêm chút mùi thơm, hành hoa cho thay đổi mùi vị. Cho bé ăn nấm, có thể thêm chút gừng vì nấm mang tính lạnh.

Làm món ăn với nấm, bản thân đã bổ dưỡng, do đó nếu buổi tối các mẹ không muốn con ăn nhiều chất quá thì có thể chỉ làm nấm không, ko cho bé ăn thịt cũng vẫn đảm bảo dinh dưỡng.